van-hanh-website

Lưu Ý 7 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Hành Website

Để website của doanh nghiệp thực sự hoạt động và mang lại hiệu quả kinh doanh cần rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là phải biết cách vận hành website. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý 7 yếu tố sau để vận hành website hiệu quả.

1. Cập nhật nội dung website thường xuyên

Bất cứ một website nào khi làm ra, mục đích chính đều là truyền tải thông tin sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp đến với khách hàng. Đồng thời, những thông tin đó phải luôn được cập nhật, làm mới liên tục. Đây là điều cơ bản đầu tiên và quyết định sự sống còn của website đó.
Để cập nhật nội dung, người quản trị trang web trước hết phải thường xuyên chuẩn bị các nội dung muốn truyền tải tới người sử dụng. Ví dụ như thông tin hoạt động, sự kiện, sản phẩm – dịch vụ… Những thông tin đó cần phù hợp với định hướng nội dung và thị trường mà doanh nghiệp đặt ra.

cap-nhat-noi-dung-website

2. Chuẩn bị nhân lực quản trị, vận hành website

Để website vận hành hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm là phải có nhân lực quản trị website. Công việc này phải bắt đầu ngay từ khi trang web đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nó bao gồm việc nhiều việc như:
• Chuẩn bị dữ liệu, nội dung và cập nhật liên tục lên website.
• Kiểm soát hoạt động của website, theo dõi và xử lý các lỗi website.
• Xử lý các yêu cầu khách hàng từ trang web.
• Lập kế hoạch phát triển, nâng cấp cho trang web.
• Triển khai tiếp thị và quảng bá website.
Với khối lượng công việc nhiều và đa dạng như trên mới có thể vận hành website hiệu quả. Nên đòi hỏi thực sự phải có ít nhất một người đảm nhiệm chuyên biệt.

3. Xây dựng định hướng phát triển website

Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ có những thay đổi về mặt định hướng thị trường, thông tin tùy theo từng thời điểm. Do đó, để website liên tục phát triển và hoạt động hiệu quả, cần phải đưa ra các kế hoạch phát triển mới phù hợp với thị trường.
Cơ sở để xây dựng định hướng chính là từ các kết quả, dữ liệu từ trang web mang về trong quá trình khai thác. Thông qua những thông tin đó, bạn có thể đưa ra định hướng mới cho công ty. Thông thường, người quản trị website sẽ là người nắm rõ nhất hoạt động và hiệu quả của trang web. Có thể dựa trên những báo cáo, phân tích của người quản trị để xem xét phản ứng của thị trường. Sau đó đưa ra định hướng mới phù hợp.

4. Quảng bá, tiếp thị website

Hoạt động quảng bá và tiếp thị website là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó giúp giới thiệu và thu hút người sử dụng, khách hàng tiềm năng, đối tác đến với website. Qua đó phát huy tối đa hiệu quả thông tin – thương mại của website.
Tiếp thị – quảng cáo trên mạng Internet có những cách thức khác biệt với tiếp thị – quảng cáo truyền thống. Những phương pháp tiếp thị website phổ biến bao gồm Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, gửi thư quảng cáo, đặt quảng cáo trên website khác và đặt liên kết với các website khác. Người quản trị trang web phải nắm rõ các cách thức này để triển khai có hiệu quả.

5. Xử lý các yêu cầu của khách hàng từ website

Các yêu cầu, phản hồi hay liên hệ của khách hàng đến từ website là bằng chứng rõ ràng nhất về việc website đã mang lại hiệu quả thế nào đối với Doanh nghiệp. Vì vậy, xử lý các yêu cầu này là công việc trực tiếp nhất để khai thác hiệu quả từ trang web.
Thông thường, các liên hệ đến từ website được gửi vào email của người có liên quan (quản trị nội dung, bán hàng…) và các phản hồi nên được gửi trực tiếp vào email của người gửi từ những bộ phận khác nhau trong Công ty. Do đó, nên tạo ra và sử dụng thống nhất các mẫu email của Doanh nghiệp để khắc họa hình ảnh thương hiệu và tạo sự chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng.

6. Sửa lỗi, bảo trì và nâng cấp website

Bất cứ một sản phẩm nào cũng chứa lỗi đối với website. Đó có thể là lỗi lập trình, lỗi dữ liệu hay quy trình nghiệp vụ không đúng so với thiết kế ban đầu. Vì thế, nhất là trong giai đoạn đầu vận hành, người quản trị website phải chú ý đến việc phát hiện lỗi. Và yêu cầu nhà cung cấp tiến hành sửa lỗi theo bảo hành.

bao-tri-sua-chua-website
Chi phí cho việc sửa lỗi thường miễn phí theo điều khoản bảo hành của công ty thiết kế website ngoại trừ các lỗi mất dữ liệu do sai sót của người quản trị. Chi phí thường chỉ là các phí nâng cấp cho các nghiệp vụ mới của trang web.

7. Duy trì dịch vụ Tên miền, Hosting

Tất nhiên để trang web hoạt động, cần có một máy chủ trên Internet để lưu trữ trang web và một tên miền để mọi người truy cập. Giống như các dịch vụ thuê bao khác (điện thoại di động …), các chi phí của tên miền và máy chủ trong năm đầu tiên thường tính chung trong chi phí thiết kế website. Tùy thuộc vào gói Hosting và loại tên miền sử dụng mà chi phí duy trì các dịch vụ này có thể khác nhau.

hinh-thuc-landing-page

Hình Thức Landing Page Và Các Công Cụ Tạo Landing Page Hiệu Quả

Nếu như website là một trong những khái niệm không còn xa lạ đối với cả người dùng hay doanh nghiệp thì Landing page dù đã và đang được ưa chuộng nhưng ít ai hiểu rõ về hình thức này. Vậy Landing page là gì? Có những hình thức landing page nào? Được tạo ra sao có tốn phí hay không? Cùng hàng loạt các câu hỏi khác vẫn chưa được giải đáp. Tất cả những thông tin chi tiết nhất về hình thức này sẽ được giải đáp để bạn có thể hiểu rõ hơn và tận dụng tốt hơn trong công việc của mình.

Landing Page là gì?

Để hiểu rõ về Landing page, điều đầu tiên mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua là khái niệm về hình thức này. Landing page trong thực tế là một trang được thiết kế chuyên biệt, đặc biệt chỉ được dành riêng cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó mà mà bạn thực sự muốn làm nổi bật. Mục tiêu cuối cùng của những chuyên trang này là để kêu gọi người dùng thực hiện các chuyển đổi hành động cụ thể chẳng hạn như đăng ký tư vấn, điền form thông tin, mua hàng hoặc đăng ký trải nghiệm dịch vụ,….

Các hình thức phổ biến của Landing Page

cong-cu-tao-landing-page

1. Landing page với mục đích thu thập danh sách khách hàng tiềm năng

Nhằm kêu gọi khách hàng để lại các thông tin như họ tên, số điện thoại, email,… Hình thức này phù hợp với các chương trình hội thảo, các sự kiện, các chương trình khuyến mãi, tặng quà và mã giảm giá,…

2. Landing page chuyên phục vụ công việc bán hàng

Để thực hiện mục tiêu này, chuyên trang sẽ được thiết kế chứa đựng các nội dung xoay quanh sản phẩm, lợi ích, bảng giá và chính sách bán hàng sao cho thuyết phục được người mua sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

3. Landing page để điều hướng

Hình thức điều hướng có nghĩa là thông qua chuyên trang để kêu gọi người dùng thực hiện hành động. Khi đó, người dùng sẽ được điều hướng đến một trang khác bởi hành động của mình. Trang mới sẽ cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hơn và thông thường đây chính là website chính thức để thu hút người dùng.

Một số công cụ tạo Landing Page hiệu quả

Để tạo được một Landing page, thông thường những người dùng mới sẽ chọn cách khám phá và sáng tạo ra Landing page của riêng mình bằng các website cung cấp khả năng tạo miễn phí. Trong đó, có những website nổi bật như:

Ladipage.vn

Sở dĩ Ladipage.vn được xem là một trong những sự lựa chọn hàng đầu dù mới được ra mắt từ 10/2016 là bởi vì cách thao tác trên Ladipage.vn vô cùng dễ dàng và hầu hết mọi người dùng đều có thể tự thực hiện được. Chỉ với một vài thao tác kéo thả cực đơn giản mà không cần am hiểu về kỹ thuật, bạn đã có thể sở hữu cho riêng mình một chuyên trang thật chuyên nghiệp và độc đáo. Bên cạnh đó, với danh sách cực khổng lồ các mẫu trang đích ở các lĩnh vực khác nhau, bạn còn có thể thỏa sức lựa chọn các mẫu trong kho tàng mà không cần mất nhiều thời gian để thiết kế mới.

Sites.google.com

Đây là một tính năng mới được cập nhật của Google cho phép bạn tạo nên các chuyên trang cho mình với giao diện khá đẹp mắt và chuyên nghiệp. Dù được thiết kế chủ yếu với những tính năng vô cùng đơn giản nhưng ở mức trải nghiệm miễn phí thì đây là sự lựa chọn trên cả tuyệt vời dành cho bạn. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của công cụ này chính là chỉ hỗ trợ tốt nhất trên hai trình duyệt Chrome và Firefox, trong khi xu hướng người dùng sử dụng Cốc Cốc cũng tương đối lớn.

thiet-ke-landing-page

Weebly.com

Hãy thử trải nghiệm một nền tảng chuẩn thế giới để thiết kế Landing page. Chắc chắn bạn đã không ít lần bắt gặp những Landing page bắt mắt, thu hút nhưng không biết được thiết kế từ đâu. Trên thực tế, những chuyên trang này xuất phát từ một nền tảng hàng đầu thế giới là Weebly.com cũng với những thao tác kéo thả. Tuy nhiên, điểm hạn chế của công cụ này là về mặt tên miền khi bạn dùng bản free thì bắt buộc phải có từ weebly đứng trước tên miền đó. Điều này đòi hỏi người dùng phải mua dịch vụ mới có thể có được tên miền như mong muốn.

WordPress.org

Là một trong những cái tên không còn xa lạ trong các công cụ tạo ra Landing page bởi không chỉ có giao diện thân thiện với người Việt, ngôn ngữ tiếng Việt mà WordPress.org còn có hẳn một cộng đồng chuyên hỗ trợ cho mọi người dùng. Tuy nhiên, với nền tảng này bạn đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định về code sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn khi sử dụng công cụ này.

Nguồn: Bigweb

xay-dung-website-online

8 Lý Do Doanh Nghiệp Nên Xây Dựng Một Website Riêng

1. Bộ mặt trên Internet của doanh nghiệp

Có xấp xỉ 300 triệu người trên thế giới đã truy cập vào mạng Internet và số lượng này không ngừng được tăng lên hàng ngày. Việc tiếp cận được dù chỉ 1% nhóm khách hàng này cũng là 1 thành công của doanh nghiệp.
Để phục vụ cộng động người sử dụng Internet thì doanh nghiệp cần phải thiết lập sự hiện diện của mình trên đó. Xây dựng website sẽ là bộ mặt đại diện cho doanh nghiệp trên Internet, tăng khả năng bán hàng và tiếp cận với khách hàng trên Internet.

2. Thu hút khách hàng tiềm năng

thu-hut-khach-hang

Bạn khó mà thuyết phục được các tạp chí đăng bài về việc bạn khai trương một cửa hàng mới nhưng bạn lại có thể thuyết phục được họ đăng bài nêu tên Website của bạn nếu website đó có nội dung thu hút và thú vị. Với các thông tin được tiếp cận, bất kỳ người sử dụng Internet nào cũng có thể truy cập vào Website để tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn và trở thành khách hàng tiềm năng.

3. Website là nơi kinh doanh hữu hiệu

Internet đem lại cho doanh nghiệp của bạn một cơ hội lớn để bạn có thể bán hàng hóa qua website và các kênh online khác. Sự phát triển của Internet trên toàn thế giới kéo theo sự ra đời và mở rộng của một thị trường khách hàng mới đầy tiềm năng – cộng đồng người sử dụng Internet. Doanh nghiệp nên thực hiện mở rộng trên internet để có thể có cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

4. Hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn

Công nghệ Internet sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn nhiều cách hơn để phục vụ khách hàng. Liệu bạn có đủ đội ngũ nhân viên trực điện thoại để tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về cung cấp thông tin dịch vụ mà họ cần? Liệu khách hàng có thể tự động tra cứu vào cơ sở dữ liệu, tìm kiếm các thông tin về dịch vụ bạn đang tiến hành mà họ muốn không? Tất cả điều này khách hàng có thể là được 1 cách đơn giản và nhanh chóng thông qua việc vận hành Website của doanh nghiệp bạn.

5. Dễ dàng hơn khi ra mắt sản phẩm mới

Nếu sản phẩm của bạn là những chiếc máy thì khách hàng sẽ thực sự bị thuyết phục khi nhìn thấy nó hoạt động ra sao. Internet mở ra cho bạn nhiều cách thức để giới thiệu sản phẩm thật sinh động tới khách hàng thông qua Website bằng hình ảnh, âm thanh, hoặc các video ngắn. Điều này sẽ khiến các khách hàng tiềm năng sẽ đến với bạn nhiều hơn, không một quyển sách giới thiệu nào có thể làm được như vậy.

6. Giải quyết thông tin nội bộ

Các nhân viên bán hàng lưu động có thể cần những thông tin cập nhật từng phút để giúp họ bán hàng cũng như giúp cho việc kinh doanh luôn ăn ý. Nếu bạn biết thông tin gì cần thiết, bạn có thể đưa chúng lên một website riêng. Chỉ cần truy cập website đó trên điện thoại nhân viên bán hàng của doanh nghiệp bạn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới sẽ nhận được những thông tin đầy đủ nhất mà không phải trả cước phí đường dài và không khiến những nhân viên ở văn phòng bận rộn thêm.

7. Cập nhật thông tin nhanh chóng

cap-nhat-thong-tin

Thông tin luôn thay đổi và chúng có thể được thay đổi kể cả khi đã in ra giấy, nếu thay đổi thông tin trên giấy quá nhiều lần có thể sẽ khiến nhân viên bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nhờ có internet mà bạn có thể thay đổi thông tin theo nhu cầu mà không cần đến giấy tờ, bút mực hay hóa đơn. Bạn còn có thể gắn website của doanh nghiệp với 1 cơ sở dữ liệu mà bạn có thể thay đổi bao nhiêu lần trong 1 ngày cũng được. Website có thể lưu trữ thông tin và được cập nhật theo thời gian thực, giảm bớt thời gian sửa chữa thông thường.

8. Tiếp nhận phản hồi của khách hàng

Bạn có thể nhận được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng ngay lập tức khi họ đang ghé thăm website của doanh nghiệp bạn. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc để thực hiện các chiến dịch quảng cáo và kinh doanh trên các kênh khác để khảo sát phản hồi của khách hàng. Website có thể hỗ trợ ghi nhận đánh giá, nhận xét hoặc phản hồi của khách hàng ngay khi khách hàng tìm hiểu sản phẩm. Tất cả những phản hồi, nhận xét đều được thông báo đến email cá nhân hoặc email công ty.

digital-marketing-va-online-marketing

Sự Khác Nhau Giữa Digital Marketing Và Online Marketing

Online Marketing và Digital Marketing là hai khái niệm thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ hơn về online marketing và digital marketing thì bạn sẽ thấy rằng đó là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Khái niệm về digital marketing luôn mang tính tổng quát hơn là online marketing và mỗi người làm marketing đều cần nắm rõ từng khái niệm để thực hiện và gọi tên đúng về mỗi hoạt động được triển khai.

Định nghĩa Digital Marketing – Tiếp thị kỹ thuật số

Nhắc đến Digital Marketing là nói đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm các thiết bị và nền tảng (không chỉ giới hạn trong các công cụ trực tuyến) để xây dựng hoặc quảng bá, truyền tải thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Có thể hiểu rằng, Digital Marketing không giới hạn trong việc chỉ sử dụng internet, mà Digital Marketing có thể được xem như một thuật ngữ mang tính tổng quát hơn vì nó bao gồm rất nhiều kỹ thuật tiếp thị khác nhau.
Tóm lại rằng: bất kỳ thiết bị, nền tảng hoạt động dưới dạng kỹ thuật số đều có thể coi là Digital Marketing.

Định nghĩa Online Marketing – Tiếp thị trực tuyến

khai-niem-online-marketing

Còn nói đến Online Marketing còn được gọi là tiếp thị trực tuyến là một tập hợp con của Digital Marketing. Đặc điểm nổi bật của Online Marketing là để có thể thực hiện được thì nó đòi hỏi cần được kết nối với internet.
Giống với Digital Marketing, Online Marketing được phát triển cùng với công nghệ. Tuy nhiên, Online Marketing đang phát triển & đổi mới với tốc độ chóng mặt và rất khó đẻ người làm marketing có thể nắm bắt kịp thời mọi thứ. Đặc biệt, với những người mới thì Online Marketing có vẻ là khái niệm phổ biến, hào nhoáng và áp đảo hơn vì hiện tại nó rất phổ biển cũng như có thể dễ dàng tiếp cận với các hoạt động được triển khai hơn.

Digital Marketing hay Online Marketing sẽ là sự lựa chọn tốt nhất

Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều sẽ có những chiến lược và kế hoạch để sử dụng các công cụ marketing khác nhau. Tuy nhiên, để các công cụ, hoạt động được triển khai tốt thì việc lựa chọn các công cụ hỗ trợ phù hợp là điều rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần thực hiện việc nghiên cứu, phân tích các mặt lợi và hại của từng phương án, hoạt động và thử nghiệm qua nhiều lần để đưa ra được các hình thức marketing phù hợp nhất.
Đặc biệt, doanh nghiệp nên sử dụng ít nhất một hình thức tiếp thị trực tuyến để có thể dễ dàng thu thập dữ liệu khổng lồ đến từ internet cũng như đo lường được hiệu quả của nhiều chiến dịch được thực hiện trên internet.

Tại sao cần phân biệt rõ ràng Digital marketing với Online marketing

phan-biet-digital-marketing-va-online-marketing

Khi doanh nghiệp phân biệt được sự khác nhau trong định nghĩa về Digital Marketing với Online Marketing thì nó sẽ có thể đem lại những thuận lợi nhất định như sau:
• Lựa chọn chính xác các kênh tiếp thị phù hợp nhất với doanh nghiệp
• Dễ dàng xây dựng các chiến lược, kế hoạch tổng thể về marketing để triển khai các hoạt động đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
• Phân tích và đo lường chính xác các kết quả về việc triển khai các hoạt động marketing, phân loại các loại hình tiếp thị cụ thể cũng như đánh giá hiệu quả về hoạt động của các hoạt động đã triển khai.
• Tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến từng hoạt động marketing cũng như các kênh triển khai các chiến dịch khác nhau.
• Làm rõ mục đích cuối cùng của từng chiến dịch để đưa các các hoạt động marketing đúng đắn nhất.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý đặt ra các câu hỏi cũng như đưa ra được các câu trả lời cụ thể nhất để có thể hình dung được toàn bộ quá trình các hoạt động marketing diễn ra. Việc đặt ra các câu hỏi, những vấn đề và trả lời được chúng sẽ giúp doanh nghiệp có thể rút ra được những quyết định hoặc xây dựng được những kế hoạch hoặc chiến lược đúng đắn phù hợp. Từ đó là nền tảng để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra khi triển khai marketing.

mo-hinh-marketing

8 Mô Hình Phổ Biến Trong Xây Dựng Chiến Lược Marketing

Marketing là bộ phận quan trọng không thể thiếu mà doanh nghiệp cần phát triển để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp cần chuẩn bị các kế hoạch và lên chiến lược marketing cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về mục tiêu cũng như áp dụng các mô hình marketing để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh nhất. Chúng tôi đã tổng hợp lại các mô hình marketing phổ biến doanh nghiệp cần lưu ý trong bài viết dưới đây

1. Mô hình SWOT

SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này được thiết lập để người làm marketing đánh giá các yếu tố về sản phẩm cũng như nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình. Nó là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (cơ hội) và threats (thách thức).

2. Mô hình 4P

Cùng với mô hình SWOT, 4P là một trong những mô hình marketing căn bản nhất và là mô hình quan trọng nhất mà marketer phải thực hiện. Mô hình Marketing 4p (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) như một công cụ để xây dựng các chiến lược marketing với 4 yếu tố chính cấu thành: product (sản phẩm), price (giá), promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), place (kênh phân phối).

mo-hinh-chien-luoc

3. Mô hình 4C

Ngày nay, các chuyên gia marketing đã xây dựng mô hình marketing 4C gắn kèm với mô hình truyền thống 4P. Các yếu tố của 4P và 4C có sự liên kết chặt chẽ với nhau và các marketer cũng phải hết sức lưu ý khi muốn áp dụng nghiên cứu theo một trong hai mô hình này. Sự liên kết của hai mô hình 4P và 4C được thể hiện trong các yếu tố: customer solutions (giải pháp cho khách hàng) gắn liền với product (sản phẩm), customer cost (chi phí của khách hàng) gắn liền với price (giá), convenience (thuận tiện) gắn liền với place (phân phối), communication (giao tiếp) gắn liền với promotion (khuyến mãi, truyền thông).

4. Mô hình 7P

Mô hình 7P được coi như một phiên bản mở rộng và hiện đại hơn mô hình 4P. Ở mô hình chiến lược 7P được kết hợp thêm 3 yếu tố mới. Để lên có thể áp dụng mô hình 7P đạt hiệu quả thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố liên quan đến nhu cầu thị thường cũng như phân khúc khách hàng cụ thể. Các yếu tố cụ thể trong mô hình chiến lược 7P bao gồm: product (sản phẩm), price (giá), promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), place (kênh phân phối), process (quy trình), people (con người), philosophy (triết lý).

5. Mô hình 9P

9P là mô hình nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới, 9P có sự ứng biến liên tục sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng tốt hơn trong trên thị trường. Những doanh nghiệp nào nắm vững mô hình chiến lược 9P và áp dụng được trong các hoạt động kinh doanh sẽ giúp cải thiện hiệu quả rất tốt. Các yếu tố bên trong mô hình 9P bao gồm: people (con người), process ( quy trình), performance (hiệu suất), productivity (năng suất), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến), pricing (giá cả), profitability (lợi nhuận), property (tài sản sở hữu).

6. Mô hình SAVE

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kỷ nguyên số, dường như mô hình 4P không còn đảm bảo áp dụng được đúng với tình hình thực tế. Vì vậy, mô hình marketing Save đã được hình thành. Save phù hợp với tất cả các mô hình doanh nghiệp và đặc biệt thích hợp cho các phương tiện truyền thông xã hội. Các yếu tố của mô hình Save bao gồm: solution (giải pháp), access (thâm nhập), value (giá trị) và education (giáo dục).

7. Mô hình 3C

chien-luoc-marketing-1

Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn khi đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp phải thực sự nổi bật giữa số đông các nhà cung cấp khác. Để làm được điều này, thay đổi và chỉnh sửa các thông điệp truyền thông, tiếp thị là rất quan trọng và mô hình 3C có thể giúp đỡ điều đó. Chuỗi 3C là những nguyên tắc giúp bạn tạo ra nội dung, thông điệp phù hợp với khách hàng nhất. 3 chữ C quan trong trong mô hình này đó là crisp – ngắn gọn , customer centric – khách hàng làm trọng tâm, consistent – nhất quán.

8. Mô hình 4S

Một mô hình rất phù hợp và hữu ích dành cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp mà những người làm marketing gọi là 4S : giải pháp (solution) , hệ thống (system), chiến lược (strategy), chông gai (spine). Đây là mô hình được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng và đánh giá là hữu ích.