mo-hinh-marketing

Marketing là bộ phận quan trọng không thể thiếu mà doanh nghiệp cần phát triển để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp cần chuẩn bị các kế hoạch và lên chiến lược marketing cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về mục tiêu cũng như áp dụng các mô hình marketing để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh nhất. Chúng tôi đã tổng hợp lại các mô hình marketing phổ biến doanh nghiệp cần lưu ý trong bài viết dưới đây

1. Mô hình SWOT

SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này được thiết lập để người làm marketing đánh giá các yếu tố về sản phẩm cũng như nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình. Nó là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (cơ hội) và threats (thách thức).

2. Mô hình 4P

Cùng với mô hình SWOT, 4P là một trong những mô hình marketing căn bản nhất và là mô hình quan trọng nhất mà marketer phải thực hiện. Mô hình Marketing 4p (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) như một công cụ để xây dựng các chiến lược marketing với 4 yếu tố chính cấu thành: product (sản phẩm), price (giá), promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), place (kênh phân phối).

mo-hinh-chien-luoc

3. Mô hình 4C

Ngày nay, các chuyên gia marketing đã xây dựng mô hình marketing 4C gắn kèm với mô hình truyền thống 4P. Các yếu tố của 4P và 4C có sự liên kết chặt chẽ với nhau và các marketer cũng phải hết sức lưu ý khi muốn áp dụng nghiên cứu theo một trong hai mô hình này. Sự liên kết của hai mô hình 4P và 4C được thể hiện trong các yếu tố: customer solutions (giải pháp cho khách hàng) gắn liền với product (sản phẩm), customer cost (chi phí của khách hàng) gắn liền với price (giá), convenience (thuận tiện) gắn liền với place (phân phối), communication (giao tiếp) gắn liền với promotion (khuyến mãi, truyền thông).

4. Mô hình 7P

Mô hình 7P được coi như một phiên bản mở rộng và hiện đại hơn mô hình 4P. Ở mô hình chiến lược 7P được kết hợp thêm 3 yếu tố mới. Để lên có thể áp dụng mô hình 7P đạt hiệu quả thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố liên quan đến nhu cầu thị thường cũng như phân khúc khách hàng cụ thể. Các yếu tố cụ thể trong mô hình chiến lược 7P bao gồm: product (sản phẩm), price (giá), promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), place (kênh phân phối), process (quy trình), people (con người), philosophy (triết lý).

5. Mô hình 9P

9P là mô hình nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới, 9P có sự ứng biến liên tục sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng tốt hơn trong trên thị trường. Những doanh nghiệp nào nắm vững mô hình chiến lược 9P và áp dụng được trong các hoạt động kinh doanh sẽ giúp cải thiện hiệu quả rất tốt. Các yếu tố bên trong mô hình 9P bao gồm: people (con người), process ( quy trình), performance (hiệu suất), productivity (năng suất), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến), pricing (giá cả), profitability (lợi nhuận), property (tài sản sở hữu).

6. Mô hình SAVE

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kỷ nguyên số, dường như mô hình 4P không còn đảm bảo áp dụng được đúng với tình hình thực tế. Vì vậy, mô hình marketing Save đã được hình thành. Save phù hợp với tất cả các mô hình doanh nghiệp và đặc biệt thích hợp cho các phương tiện truyền thông xã hội. Các yếu tố của mô hình Save bao gồm: solution (giải pháp), access (thâm nhập), value (giá trị) và education (giáo dục).

7. Mô hình 3C

chien-luoc-marketing-1

Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn khi đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp phải thực sự nổi bật giữa số đông các nhà cung cấp khác. Để làm được điều này, thay đổi và chỉnh sửa các thông điệp truyền thông, tiếp thị là rất quan trọng và mô hình 3C có thể giúp đỡ điều đó. Chuỗi 3C là những nguyên tắc giúp bạn tạo ra nội dung, thông điệp phù hợp với khách hàng nhất. 3 chữ C quan trong trong mô hình này đó là crisp – ngắn gọn , customer centric – khách hàng làm trọng tâm, consistent – nhất quán.

8. Mô hình 4S

Một mô hình rất phù hợp và hữu ích dành cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp mà những người làm marketing gọi là 4S : giải pháp (solution) , hệ thống (system), chiến lược (strategy), chông gai (spine). Đây là mô hình được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng và đánh giá là hữu ích.

8 Mô Hình Phổ Biến Trong Xây Dựng Chiến Lược Marketing

You May Also Like